Cỏ trồng và 5 lưu ý quan trọng trong chăm sóc và thu hoạch

Để tăng cường phát triển nông nghiệp, phát triển đàn gia súc như bò, trâu… hiện là một trong các phương hướng chính được đề ra. Trong đó, hình thức sử dụng cỏ trồng để chăn nuôi thể hiện nhiều ưu điểm nên được áp dụng rộng khắp cả nước. Ngoài những kỹ thuật về chọn và chăm sóc vật nuôi, các lưu ý về trồng và thu hoạch cỏ cũng ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả trong chăn nuôi. Cùng tìm hiểu 5 lưu ý quan trọng trong chăm sóc và thu hoạch cỏ trồng thông qua nội dung dưới đây.

1.  Lựa chọn giống cỏ trồng phù hợp

Tùy vào điều diện đất trồng và giai đoạn phát triển của đàn mà chọn giống cho phù hợp. Một số giống cỏ nổi bật với khả năng phát triển nhanh, cho năng xuất tốt và dinh dưỡng cao như: cỏ voi, cỏ Ghine, cỏ yến mạch, cỏ stylo…

chọn giống cỏ trồng

Việc lựa chọn được con giống tốt là yêu cầu bắt buộc để đàn gia súc sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì cần đi đôi với chất lượng dinh dưỡng cho vật nuôi cũng phải thật tốt. Vì vậy việc chọn giống cỏ trồng phù hợp là rất cần thiết.

Xem thêm: Top 3 lợi ích bất ngờ của cỏ dại trong nông nghiệp

2. Cần điều chỉnh mật độ khi canh tác cỏ trồng

Thực tế cho thấy cỏ trồng khi được gieo với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Do thiếu đất và ánh sáng nên cỏ thường sẽ chậm lớn, thân không dày, ít chất dinh dưỡng…

mật độ khi gieo cỏ trồng

Khi canh tác cỏ trồng nên xới đất thành các hàng. Nếu gieo trồng bằng hạt thì giữa các hàng cách nhau trên dưới 60 cm. Nông dân nên trồng cỏ theo khóm với khoảng cách giữa các khóm là khoảng 40cm khi gieo bằng hom.

3. Cách thức khi thu hoạch cỏ trồng

Khác với cỏ dại, cỏ trồng khi thu hoạch tránh cắt sát gốc do có thể thu hoạch nhiều lần khi cỏ mọc lại thân mới. Vì vậy nên chừa phần gốc cỏ tính từ mặt đất lên khoảng 2 đến 5cm tùy giống khi cắt.

Nhằm đảm bảo cỏ mọc lại nhanh, khi thu hoạch nên cắt sạch phần lá và nhánh nếu có của cỏ. Cần chừa phần gốc cỏ bằng nhau để tạo sự đồng đều cho lần thu hoạch kế tiếp.

thu hoạch cỏ trồng

Khi cắt cỏ cần cắt mạnh và dứt khoát tránh làm dập hoặc chẽ phần gốc cỏ. Các dụng cụ cắt cần sắt bén và người cắt phải có sức. Có thể sử dụng máy cắt cỏ với lực máy mạnh dễ dàng cắt đứt thân cỏ kể cả cỏ voi. Đồng thời tiết kiệm sức lao động và thời gian khi thu hoạch.

 

Ngoài ra việc sử dụng máy cắt cỏ giúp dễ dàng kiểm soát độ cao của gốc cỏ còn lại và ứng dụng máy trong làm đất, bơm nước, diệt cỏ dại. 

4. Thời điểm thu hoạch và chu kỳ sinh trưởng của cỏ

Với các giống cỏ trồng thông dụng hiện nay thì thời điểm thu hoạch đầu tiên là vào khoảng 2.5 đến 3 tháng kể từ lúc gieo trồng. Lưu ý không nên cắt cỏ quá sớm trong lần thu hoạch đầu tiên nhằm tạo cho cỏ đủ thời gian để phát triển hoàn thiện phần gốc và rễ. 

 

Thời gian để tiếp tục thu hoạch giao động từ 30 đến 45 ngày tính từ lần thu hoạch trước. Nếu thường xuyên tưới nước và chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch của cỏ trồng là rất dài. Cá biệt các giống cỏ voi có thể cho thời gian thu hoạch lên đến 7 năm thậm chí 10 năm.

5. Cỏ trồng vẫn cần được chăm sóc thường xuyên

Do yêu cầu về sản lượng và lượng dưỡng chất trong cỏ cao hơn nên khác với cỏ dại, cỏ trồng cần được chăm sóc và bón tưới thường xuyên. 

 

Đất trồng nên cày xới và bừa kỹ để tạo độ xốp. Ngoài ra cần diệt sạch cỏ dại có trên đồng. Sau khi tạo luống và hàng cần bón phân chuồng và phân hóa học để tạo độ màu cho đất. Tỷ lệ khuyến cáo là 15 đến 20 tấn phân chuồng hoại mục + 250kg đến 300kg super lân + 150kg đến 200kg sunphat kali trên mỗi hecta đất trồng.

 

Sau mỗi lần thu hoạch cần diệt cỏ dại và bón thêm phân. Ngoài ra khi trời hạn cỏ trồng cần được tưới nước 2 lần/tuần để cỏ phát triển tốt nhất.

 

Tóm lại tùy vào từng giống cỏ và nhu cầu về sản lượng mà sẽ có thêm các lưu ý khác cho phù hợp. Tuy nhiên với 5 lưu ý về trồng và chăm sóc vừa nêu, hoàn toàn có thể đảm bảo năng suất và chất lượng cho cỏ từ đó đảm bảo hiệu quả cho chăn nuôi.