Cỏ dại luôn là nổi ám ảnh của bà con nông dân. Ngoài cạnh tranh dinh dưỡng, cỏ còn cạnh tranh nguồn sáng và nhiều tác hại khác trong canh tác. Tuy nhiên nếu biết cách kiểm soát và tận dụng thì cỏ dại cũng có những lợi ích bất ngờ.
Cỏ dại là gì và có lợi hay có hại?
Cỏ dại thực chất không phải là tên riêng của một giống cỏ nhất định. Mà đây là tên gọi chung của một nhóm nhiều loại cỏ tự mọc và phát triển ngoài ý muốn. Trong một khu vườn có thể có đến hàng chục loại cỏ khác nhau vì vậy để đơn giản người ta gọi chung là cỏ dại.
Hầu hết mọi người nếu được hỏi “cỏ dại có lợi hay có hại?” đều có chung câu trả lời là có hại. Thực tế cho thấy, khi cỏ dại sinh trưởng và phát triển sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng, nguồn sáng và thậm chí là lây lan sâu bệnh cho cây trồng.
Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát cỏ dại thì những lợi ích mà chúng mang lại rất đáng kể.
Top 3 lợi ích của cỏ dại trong nông nghiệp
1. Cỏ dại giúp đánh giá tình trạng đất trồng
Điểm đặc biệt của cỏ dại là có thể mọc và sinh trưởng rất tốt ở bất kỳ loại và điều kiện đất nào. Nguyên nhân bởi cỏ dại bao gồm rất nhiều giống ứng với điều kiện đất trồng khác nhau. Khi đó bất kỳ loại đất trồng nào cũng sẽ có những loại cỏ dại ứng với tính chất của loại đất đó.
Nhờ đặc tính này mà nông dân có thể đánh giá tình trạng của đất trồng và từ đó có những bước cải tạo đất thích hợp.
2. Cỏ dại giúp bảo vệ và cải tạo đất trồng
Trong quá trình canh tác, nếu đất trồng được phủ bởi một lớp cỏ dại hợp lý thì hoàn toàn không bị mất ẩm vào mùa khô và xói mòn vào mùa mưa.
Có một sự thật ít người biết là cỏ dại còn giúp tăng độ xốp cho đất giúp rễ cây ăn quả thực hiện quá trình hô hấp tốt hơn, một số loại cỏ còn có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất chua, đất phèn hay đất nhiễm kim loại…
3. Cỏ dại giúp tiết kiệm chi phí
Có rất nhiều loài công trùng và vi sinh vật có lợi sinh sống trên các mảng cỏ dại. Vì vậy nếu biết cách tận dụng thì sẽ tiết kiệm được chi phí cho thuốc trừ sâu do môi trường sẵn có các loài thiên địch sẽ tiêu diệt sâu bọ gây hại.
Ngoài ra, cỏ còn là nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi. Có nhiều loại cỏ có giá trị dinh dưỡng cao cho gia súc, gia cầm. Hơn thế một số loại còn có thể làm thực phẩm hoặc có dược tính khi sử dụng cho người.
Phương pháp kiểm soát cỏ dại để tăng lợi ích
Sử dụng phương pháp cắt cỏ dại đúng
Khi diệt cỏ dại, nông dân có thói quen sử dụng các chất hóa học hoặc nhổ cỏ thủ công bằng liềm, cuốc… Tuy nhiên phương pháp sử dụng các loại thuốc diệt cỏ gây thiệt hại rất lớn về môi trường, chất lượng đất và nguy hiểm cả cho cây trồng.
Đối với phương pháp nhổ cỏ đây là cách làm tốn thời gian và công sức lao động. Hơn thế việc nhổ cỏ bằng liềm cuốc gây đứt rễ làm cỏ bị chết từ đó mất đi các lợi ích vốn có của cỏ.
Phương pháp cắt được khuyến cáo đối với cỏ vườn hay cỏ bờ là sử dụng máy cắt cỏ. Với lưỡi cắt có thể điều khiển chỉ cắt phần ngọn sẽ giúp cỏ không bị xới rễ. Đồng thời khi sử dụng máy cắt cỏ còn giúp bà con tiết kiệm được thời gian và công sức lao động.
Thường xuyên kiểm tra mức độ sinh trưởng
Để tránh trường hợp cỏ dại tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng, cần đảm bảo cỏ dại không sinh trưởng quá mạnh và bắt đầu xâm lấn cây trồng đặc biệt là đối với cây non.
Thường xuyên cắt cỏ là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát mức độ và tốc độ lớn của thảm cỏ. Đồng thời hoạt động này tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi hoặc tận dụng cỏ đã cắt làm phân hữu cơ.
Cần loại bỏ cỏ dại có chọn lọc
Trong diện tích canh tác nếu xuất hiện cỏ dại thì số lượng chủng loại sẽ đa dạng. Vì vậy khi diệt cỏ cần lưu ý chỉ diệt các loại cỏ có hại và giữ lại các loại có giá trị sử dụng. Tùy vào loại cây trồng và cách thức canh tác để lựa chọn. Một số loại cỏ có lợi như: rau trai, cỏ họ đậu, muồng vàng…
Xem thêm: Cỏ trồng có tốt không?
Có thể thấy cỏ dại là sự hiện hữu của sinh thái trong chính khu vườn hay đất canh tác. Nó giúp biểu hiện tình trạng đất trồng, bảo vệ đất và thậm chí cung cấp nhiều nguồn lợi khác. Kiểm soát tốt cỏ dại thay vì diệt cỏ tận gốc sẽ góp phần không nhỏ cho mùa màn bội thu và canh tác bền vững.